Startup là gì? Một công ty Startup sẽ mang đến những ý nghĩa nào và để thực hiện thành công thì cần những yếu tố nào?
Startup là gì?
Startup cũng có nghĩa là bạn tạo ra giá trị có lợi cho người cho xã hội hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và nhà nước. Khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội.
Cơ hội đối với các startup là gì?
- Trong bối cảnh hiện nay, startup đang có nhiều thuận lợi, mở ra nhiều cơ hội mới.
- Thời đại công nghiệp 4.0 đang làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, dễ dàng trong việc tiếp cận những điều kiện cần thiết.
- Chính sách của nhà nước, hỗ trợ khởi nghiệp đa dạng.
- Môi trường kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang có tăng trưởng mạnh mẽ, là đòn bẩy thúc đẩy các công ty startup
- Sự đa dạng các ngành nghề và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty startup
- Theo công bố của của tổ chức Sở hữu trí tuệ năm 2017, Việt Nam tăng lên xếp vị trí thứ 47/127 quốc gia về đổi mới sáng tạo.
Thách thức đặt ra với startup là gì?
Các công ty startup ở Việt Nam có khá nhiều tiềm năng cũng như cơ hội phát triển. Tuy nhiên, công ty startup cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, những thách thức đối với startup là gì.
- Khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính: Năm 2016, nguồn tài chính trong nước hơn 120 triệu đô đến từ quỹ đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên thách thức đặt ra là làm sao để thuyết phục được các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro ban đầu và đầu tư tài chính cho các công ty khởi nghiệp
- Yếu kém trong kỹ năng kinh doanh khởi nghiệp: Hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam chính là hạn chế về kỹ năng kinh doanh cũng như kỹ năng khởi nghiệp. Họ chưa thực sự hiểu rõ các kỹ năng cần thiết về kinh doanh là gì? Khởi nghiệp là gì? Những kỹ năng quan trọng đối với startup là gì?
- Hệ sinh thái không thực sự đồng đều: Mặc dù có sự hỗ trợ từ nhà nước, tuy nhiên sự đầu tư không đồng đều, khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính nhà nước, thủ tục hành chính rườm rà
- Khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) còn hạn chế, hệ thống đổi mới của quốc gia vẫn còn non trẻ.
Những điều cần chuẩn bị khi startup là gì?
Tìm hiểu kỹ về sản phẩm startup
Hãy dành thời gian để làm quen với sản phẩm hoặc ứng dụng mà bạn sẽ làm việc. Nếu đó là sản phẩm B2B, hãy tìm đọc các bài đánh giá và nói chuyện với khách hàng. Nếu là sản phẩm B2C, thử áp dụng nó cho chính mình và đối với bạn bè của bạn. Xem xét các tính năng khác nhau và đưa ra các suy đoán lý do tại sao những lựa chọn đó được thực hiện.
Tham khảo thêm: Lưu Ý Khi Khởi Nghiệp Kinh Doanh Dành Cho Các Startup
Lên kế hoạch làm việc nhóm
Bạn có thể sử dụng LinkedIn và những mạng xã hội thông dụng và tìm ra đồng nghiệp của bạn là ai, họ tên của họ, tìm hiểu xem họ làm gì và họ làm việc đó bao lâu. Hãy thử lập bản đồ tổ chức và nhận thức được vị trí của bạn trong tổ chức đó.
Xây dựng văn hóa startup
Để bắt đầu một startup thành công thì việc đầu tiên cần làm là xây dựng văn hóa startup cho doanh nghiệp. Trước hết hãy là một nhà lãnh đạo thấu hiểu tâm lý từng thành viên trong doanh nghiệp. Bạn cần phải nắm bắt rõ những thuận lợi, khó khăn cũng như các yêu cầu của những vị trí trong công ty. Nhờ đó, có thể dễ dàng giải quyết các sự cố xảy đến.
Những điều cần biết về Startup
Mục tiêu của Startup
Mục tiêu của Startup không phải là chỉ bắt đầu mà sẽ hướng tới cái cao hơn, chính là trở thành 1 công ty trong lĩnh vực kinh doanh. Đa phần các Startup đều hướng tới mục tiêu này.
Trong giai đoạn Startup, mục tiêu không phải là tối đa hóa lợi nhuận hay phải có nhiều khách hàng hay phải nâng cao được giá trị thương hiệu của mình. Mục tiêu ở giai đoạn Startup này là điều chỉnh, quản lý mô hình kinh doanh để tiến tới sự bền vững, hiệu quả và đem lại lợi nhuận trong tương lai, mở rộng quy mô hơn nữa.
Đặc điểm của công ty Startup
Với 1 công ty Startup, đặc điểm sẽ là:
- Có mơ ước và quyết tâm để tạo ra các sản phẩm thực sự có ý nghĩa, từ đó giúp người sáng lập luôn nỗ lực để sáng tạo, đổi mới và phát triển, hoàn thiện sản phẩm.
- Đam mê và hết lòng vì công việc, không nghĩ nhiều tới tiền lương hay lợi nhuận.
- Môi trường làm việc gần gũi và thân thiện, trẻ, năng động giống như 1 gia đình.
Vấn đề về pháp lý cần lưu ý
Đối với một Startup, những vấn đề về pháp lý cũng cần phải được chú ý đến sau đây:
- Lựa chọn mô hình công ty: Đây là yếu tố cơ bản để xác lập quy chế về pháp lý đặc thù với từng mô hình.
- Điều khoản sử dụng website: Các Startup sẽ cần phải nắm rõ về điều khoản của website trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay để giúp khởi nghiệp dễ dàng hơn.
- Thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ: Đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ, tên thương hiệu, logo, tên công ty… đảm bảo về tính độc quyền hoặc không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Chuẩn bị những giấy tờ pháp lý cần thiết: Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ về pháp lý như ngành nghề, vốn, đáp ứng 1 hay nhiều điều kiện kinh doanh…
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: mona.media, 123job.vn, taxplus.vn,…)