Để khởi nghiệp, bạn cần trang bị rất nhiều kỹ năng kinh doanh. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những kỹ năng cần thiết
Quản lý dự án
Khả năng quản lý hiệu quả các dự án ở bất kỳ quy mô nào là điều vô cùng quan trọng đối với chủ doanh nghiệp.
Quản lý dự án đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh. Vì suy cho cùng xu hướng kinh doanh hiện nay đang dần dịch chuyển từ khuynh hướng sản xuất sang cung ứng dịch vụ theo ý muốn, theo yêu cầu của khách hàng.
Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, truyền thông nên việc trao quyền chủ động cho nhân viên, cấp quản lý chỉ việc giám sát tiến độ, điều phối để đảm bảo cho mọi thứ diễn ra đúng tiến độ ban đầu định ra.
Chỉ với những lý do thiết yếu trên đã đủ để thuyết phục bạn phải trang bị cho mình kỹ năng quản lý dự án trước khi bắt tay vào kinh doanh.
Kỹ năng về kế toán – kỹ năng kinh doanh
Một cái đầu am hiểu về con số là một trong những điều kiện tiên quyết quan trọng cho bất kỳ chủ sở hữu doanh nghiệp nào.
Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về khả năng dự toán, khả năng quản lý thu chi và hoàn thành các báo cáo cuối năm cho riêng mình.
Bạn cần phải nắm vững những nguyên tắc về lợi nhuận, dự báo ngân lưu, để đảm bảo đầu tư và cung cấp cho công ty bạn một khuôn khổ vững chắc để phát triển.
Xây dựng chiến lược marketing đúng đắn
Khi bạn kinh doanh, bạn muốn được nhiều người biết tới bạn hơn? Thì bạn phải có những kiến thức kinh doanh vàng về chiến lược marketing và bạn cần nên quảng cáo như thế nào để tiết kiệm ngân sách và đạt hiệu quả cao?
Bạn có thể quảng bá thông qua Internet, trên các trang mạng xã hội, tivi, báo chí hay là những dịch vụ quảng cáo banner.
Ngay từ đầu giai đoạn đầu, bạn hãy nên thực hiện phương châm “kiếm tiền trước để giúp công ty ổn định, rồi sau đó sẽ dần phát triển công ty lên. Hãy nên trân trọng từng hợp đồng, từng khách hàng cho dù bạn nhận được là những giá trị nhỏ nhất.
Kiến thức về kỹ năng lãnh đạo
Nếu bạn đang có dự tính khởi nghiệp và bạn sẽ trở thành chủ một doanh nghiệp hay công ty thì khả năng lãnh đạo sẽ là một kỹ năng kiến thức về kinh doanh chính vô cùng cần thiết mà bắt buộc bạn phải có, mà hơn nữa kỹ năng lãnh đạo của bạn còn phải tốt hơn nữa.
Kỹ năng trình bày
Tại một số thời điểm khi bắt đầu kinh doanh, hầu như chắc chắn bạn sẽ phải đứng trước nhân viên của mình và thực hiện thao tác “trình bày”. Đây có thể là sự cân nhắc về những nhà đầu tư tiềm năng, khách hàng tiềm năng, hay chỉ là những chia sẽ dành riêng cho nhân viên của bạn.
Kỹ năng bán hàng – kỹ năng kinh doanh
Nếu bạn thiếu tự tin về kỹ năng bán hàng của mình. Bạn hoàn toàn có thể tìm tòi và học hỏi thêm từ những người đi trước để có thể trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết khi tiếp xúc và thuyết phục khách hàng.
Để có thể khiến mọi thứ vận hành trơn tru khi bạn mới bắt tay khởi nghiệp, hãy đảm bảo là bạn đã dành đủ thời gian để nhìn nhận về những ưu, khuyết điểm của bản thân. Để có thể hoàn thiện và sẵn sàng cho công việc kinh doanh sắp tới.
Các thuật ngữ trong kinh doanh
Thương hiệu
Thuật ngữ dùng để khách hàng phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với những doanh nghiệp khác trên thị trường. Không chỉ dừng lại ở cái tên, mà còn là biểu tượng, cảm nhận của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Quan hệ công chúng (PR)
Đóng vai trò liên lạc với các đơn vị truyền thông bên ngoài doanh nghiệp như các tòa soạn báo và các đơn vị truyền thông để hợp tác, truyền tải thông tin sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
Chiến lược kinh doanh
Một bản thảo được lập ra sẵn khi khi tiến hành công việc. Nó bao gồm tất cả việc cần phải làm để dễ dàng theo dõi độ hiệu quả của công việc. Trong bản kế hoạch kinh doanh cũng chỉ ra mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp và phác họa một số đặc điểm hiện tại của công ty để có hướng đi chính xác nhất.
Lợi nhuận gộp
Phần tiền còn lại khi lấy doanh thu trừ khi toàn bộ các chi phí bán hàng. Công thức tính lợi nhuận gộp là:
Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán
Lạm phát
Sự tăng mức giá chung theo thời gian của hàng hóa và dịch vụ. Điều này dẫn đến giá trị của một loại tiền tệ bị giảm. Một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hơn hàng hóa hơn.
Đòn bẩy tài chính
Là hình thức sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp để đầu tư, phát triển kinh doanh với mong muốn mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Lãi vay
Đây được xem là một trong các thuật ngữ trong kinh doanh mà các doanh nghiệp thường nhắc đến nhất. Lãi vay thể hiện số tiền phải trả khi doanh nghiệp sử dụng tài sản nằm ngoài quyền sở hữu. Thông thường sẽ là khoản chi phí để trả cho các khoản vay từ ngân hàng và các chủ đầu tư khác.
Lãi kép
Hiểu đơn giản là số tiền mà doanh nghiệp nhận được thông qua hình thức cho vay. Sau đó, tiếp tục cộng tiền lãi đó vào số vốn ban đầu để tiếp tục tái đầu tư.
Điểm bán hàng độc nhất (USP)
Điểm khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ, những điểm mà chỉ có riêng ở sản phẩm của bạn mà những sản phẩm khác trên thị trường chưa có.
Chỉ số hiệu suất chính (KPI)
Là những chỉ số dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của các công việc với mục tiêu đã đề ra.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – đơn vị tính %)
Một chỉ số dùng để phản ánh mức độ thay đổi của giá hàng hóa tiêu dùng theo thời gian.
Chi phí cơ hội
Khi đứng giữa các sự lựa chọn, doanh nghiệp từ bỏ những lợi ích của một phương án này mà quyết định chọn một phương án khác, thì những lợi ích này sẽ được hiểu là chi phí cơ hội.