Thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân có thể khiến bạn rơi vào tình trạng thường xuyên rỗng túi. Đọc ngay để biết “cách tiết kiệm” nhé!
Tổng hợp nguồn thu nhập hàng tháng
Bạn cần biết mình có được bao nhiêu tiền trước khi đưa ra quyết định chi tiêu hàng tháng, tránh rơi vào tình trạng chi vượt mức thu.
Đối với các bạn sinh viên, nguồn thu nhập chủ yếu đến từ các khoản chu cấp của gia đình, tiền lương làm thêm part-time hoặc các hoạt động kinh doanh, như phát tờ rơi, nhân viên phục vụ nhà hàng, buôn bán hàng online…
Liệt kê các khoản chi tiêu của bản thân
Tùy vào nhu cầu cá nhân, bạn có thể lập danh sách chi tiết cho các khoản cần chi tiêu ngắn hạn, khoảng 1 tháng chẳng hạn.
Sau đó, bạn hãy sắp xếp các khoản mục theo thứ tự quan trọng từ trên xuống dưới. Nếu bạn nghiêm túc làm điều này một cách tỉ mỉ, các khoản phát sinh ngoài dự kiến sẽ nằm trong tầm kiểm soát. Một số khoản chi mà bạn có thể tham khảo cho lần đầu thực hiện:
- Chi tiêu bắt buộc: tiền nhà, điện, nước sinh hoạt, chi phí di chuyển, học phí…
- Chi tiêu không bắt buộc: giải trí, tiền mừng, quà sinh nhật…
Đọc ngay: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp bạn tăng nhiều mối quan hệ
Ghi chép lại tất cả các khoản chi tiêu
Một trong những việc cần làm để kiểm soát tình hình tài chính cá nhân là ghi lại các khoản chi tiêu.
Kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả bằng ghi chép sẽ cho bạn biết được rằng mình đã bỏ tiền vào những khoản nào, lãng phí nhất vào đâu. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch, điều chỉnh ngân sách chi tiêu sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Lập cho mình một khoản tiết kiệm
Đừng chỉ nói suông là tiết kiệm, đừng chỉ dè xẻn trong việc chi tiêu đến mức bị đánh giá là keo kiệt mà hãy tiết kiệm có kế hoạch bằng việc đặt ra các mục tiêu cụ thể.
Hãy lên ngân sách cho mọi kế hoạch
Một điểm chung của những người có kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả, đó là họ đều có những mục tiêu thích hợp, định hướng rõ ràng trong cuộc sống.
Tránh xa những cám dỗ từ sở thích
Nếu đã biết bản thân là một người thiếu kỷ luật, để giảm bớt sự chi tiêu không có kế hoạch.
Cách tốt nhất là hãy chủ động tránh xa những nơi có thể gây cám dỗ cho bạn.
Ví dụ nếu bạn là một con nghiện mua sắm, hãy cố gắng “phớt lờ” các cửa hàng, trung tâm mua sắm,…
Hãy tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm
Nguyên tắc hàng đầu ai cũng cần phải biết trong quản lý tài chính là luôn chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được. Tiết kiệm giúp chúng ta không phải lo lắng về tiền quá nhiều khi gặp rủi ro và bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống.
-
Đặt ra ngân sách ngay từ đầu
Sau khi tìm hiểu kỹ về món đồ mình muốn mua, hãy tham khảo giá và đặt ra mức ngân sách mà mình sẵn sàng chi trả cho món đồ đó.
Nếu không đặt ngân sách trước, bạn sẽ dễ sa vào những tính năng bổ sung, những thứ dễ khiến bạn “vung tiền” quá mức cần thiết.
Phương pháp quản lý tài chính – Quy tắc 50/20/30
50% thu nhập – Các chi tiêu thiết yếu
Ngay sau khi nhận lương, hãy để riêng 50% cho các chi tiêu thiết yếu của bạn.
Chi phí thiết yếu là những khoản bạn bắt buộc phải bỏ ra hàng tháng bất kể bạn ở đâu, làm gì…
Các chi phí này có thể là chi phí thuê nhà, tiền ăn uống sinh hoạt, chi phí đi lại, xăng dầu, các hóa đơn tiện ích như điện, nước, internet…
20% thu nhập – Mục tiêu tài chính
Sau khi đã dành 50% cho chi tiêu thiết yếu, tiếp theo…
…bạn hãy để ra 20% dành riêng cho các mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ, quỹ dự phòng và đầu tư.
Phần 20% này khá quan trọng đối với khoảng thời gian sau này của bạn.
30% thu nhập còn lại – Chi tiêu cá nhân
Cuối cùng, 30% phần lương còn lại của bạn sẽ để cho các khoản chi không thiết yếu, hay còn gọi là các khoản chi tiêu cá nhân.
Đây là khoản chi hoàn toàn linh hoạt, bạn có thể chi cho sở thích cá nhân của mình.
Lời kết
Để tránh bị cháy túi thường xuyên, bạn nên bỏ túi cho mình những cách quản lý tài chính cá nhân nhé. Chúc bạn thành công!