Nguồn lực để phát triển công việc kinh doanh của một doanh nghiệp chính là nhân viên. Vậy làm cách nào để nâng cao kỹ năng quản lý nhân sự?
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quản lý nhân viên quan trọng nhất.

Kỹ năng giao tiếp
Một quản lý giỏi giao tiếp là người biết đưa ra chỉ đạo hiệu quả và biết lắng nghe. Những quản lý có thể truyền đạt và xử lý thông tin cho nhân viên một cách rõ ràng. Do đó họ luôn đảm bảo nhân viên hiểu rõ tầm nhìn và giá trị của công ty.
Tham khảo thêm: Nghệ thuật quản lý nhân sự tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp
Kỹ năng chuyên môn
Những đặc điểm về các kỹ năng chuyên môn không thể thiếu thiếu với người làm quản trị nhân sự. Đó là: dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định nguồn nhân lực; phác họa chân dung ứng viên tốt từ các nhân tố thành công.
Sắp xếp một cuộc phỏng vấn ấn tượng và thành công. Đặt câu hỏi phỏng vấn để nhận diện được “bản chất” ứng viên. Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiều, hướng dẫn nhân viên mới hội nhập công ty…
Kỹ năng nhân sự
Bạn phải giỏi về các kỹ năng nhân sự. Bao gồm: chiến lược và quản lý nhân sự, Kế hoạch về nguồn nhân lực và phát triển nhân lực, Thiết kế bộ máy tổ chức, Tuyển dụng, Đào tạo, lương bổng và các khoản phúc lợi, hỗ trợ nhân viên.
Kỹ năng làm việc
Phẩm chất đầu tiên của người làm công tác nhân sự là sự tận tụy vì công tác nhân sự đa phần là “lo cho người khác” từ những việc cụ thể như lương bổng, phúc lợi đến huấn luyện đào tạo cũng như tổ chức bộ máy…
Ngoài ra, người làm công tác nhân sự cần có khả năng phân tích và tổ chức tốt để đảm bảo nguồn nhân lực có tính kế thừa và lâu dài.
Kỹ năng lãnh đạo

Là một kỹ năng giúp nhà lãnh đạo quản trị doanh nghiệp, nhà lãnh đạo, quản lý phải biết cách hoạch định các mục tiêu rõ ràng.
Giao việc dựa trên khả năng, kinh nghiệm và ưu điểm sở trường của từng nhân viên. Đừng theo dõi, hãy tin tưởng. Cho phép nhân viên có không gian tự chủ, độc lập làm việc và giải quyết vấn đề theo kế hoạch chung.
Kỹ năng thuyết phục
Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là khả năng thuyết phục cũng nằm trong số những yêu cầu cần thiết khi tuyển dụng nhân viên nhân sự.
Kỹ năng thuyết phục người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động trong quá trình hòa giải các mâu thuẫn nội tại hoặc trong quá trình thuyết phục cấp trên chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất.
Xử lý xung đột
Cho dù phải đối mặt giảm năng suất hoặc tranh chấp giữa các phòng ban trong công ty, thì hoàn toàn phụ thuộc vào bạn nhằm thiết lập những giới hạn và duy trì một môi trường làm việc ôn hòa.
Nếu bạn không có đủ khả năng để trực tiếp giải quyết vấn đề, bạn hãy cân nhắc thuê một nhân viên được đào tạo đặc biệt về huấn luyện để giúp bạn vượt qua những xung đột này.
Biết lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia
Nhà quản lý không chỉ nói và ra lệnh mà phải biết lắng nghe. Lắng nghe ý kiến, quan điểm và những đóng góp đến từ chính nhân viên của mình trước khi đưa ra một chính sách, quy định mới…
Lắng nghe nhưng phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và sẻ chia những khó khó, niêm vui, nỗi buồn của nhân viên. Sự quản lý từ tâm sẽ mang đến sự trung thành, cống hiến hết mình với công việc của nhân viên.
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục trong doanh nghiệp hỗ trợ người quản lý nhân sự hiệu quả, thay mặt doanh nghiệp:
- Thương lượng với nhân viên mới, cũ về lương, thưởng
- Đứng ra hòa giải giữa nhân sự và doanh nghiệp trong xung đột, tranh chấp,…
- Thuyết phục cấp trên chấp nhận những kế hoạch do bộ phận HR đề xuất với doanh nghiệp.
- Sử dụng trong tuyển dụng nhân sự để thương lượng mức lương, vị trí,…
Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống
Khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và chất lượng ra quyết định thể hiện trình độ năng lực của một người quản lý, giúp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.
Trong quá trình làm việc, bạn sẽ giải quyết rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp. Bạn phải giải quyết bài toán khó này để không làm mất lòng hai bên. Người làm HR cần có một “cái đầu tỉnh và một trái tim nóng”. Đó là bạn cần phải học kỹ năng xử lý tình huống
Kỹ năng làm việc nhóm

Đối với những công ty lớn có chính sách nhân sự bài bản, bạn không thể nào đảm nhận cùng lúc tất cả các công việc trong công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần (đơn giản vì khối lượng công việc quá nhiều).
Kết luận
Nghề nhân sự không đòi hỏi bạn phải bắt đầu bằng một bằng cấp chuyên nghiệp, điều quan trọng là bạn phải yêu mến nghề này và có các tố chất yêu cầu.
Để có thể giữ vị trí quản lý đối với nghề nhân sự, các bạn trẻ hãy bắt đầu bằng những công việc cụ thể. Nếu có phẩm chất phù hợp và phát triển tốt các kỹ năng chuyên môn thì vấn đề thăng tiến chỉ là thời gian.