Kỹ năng thuyết trình trước đám đông luôn làm khó các bạn sinh viên hoặc các bạn mới đi làm, hãy tham khảo bài viết này để cùng luyện tập nhé!
Kỹ năng thuyết trình là gì?
Có thể hiểu là khả năng diễn đạt một thông điệp với những lý lẽ và lập luận chặt chẽ để thuyết phục và tương tác với người nghe bằng cách thu thập và giải đáp các câu hỏi phản biện.
Hơn nữa, kỹ năng thuyết trình quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng và thể hiện các mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp.
Những kỹ năng thuyết trình
Tạo cảm xúc khi thuyết trình
Hầu hết những người thuyết trình kém đều chú ý vào việc họ sẽ nói gì (nội dung cần trình bày) mà quên rằng điều quan trọng hơn là nói như thế nào.
Có những nội dung sâu xa sẽ không được chuyển tải hết qua khối lượng câu chữ ngắn ngủi của bài thuyết trình tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong thời lượng khoảng 30 đến 45 phút.

Tuy nhiên, nhờ cảm xúc từ trong giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của người trình bày, khán giả sẽ nắm bắt được điều đó. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đừng bao giờ cố gắng học thuộc lòng toàn bộ nội dung của bài nói đó, mà nên nói bằng cảm xúc tự nhiên của chính mình.
Không bao giờ đọc slide
Khán giả của bạn sẽ có thể đọc gần như ngay lập tức các slide của bạn, do đó nếu bạn đọc các slide đó, bạn sẽ không thu hút được sự chú ý của khán giả. Các slide của bạn nên làm nổi bật các điểm trọng tâm, không bao giờ nên là toàn bộ các điểm chính.
Ngắn gọn
Một bài nghiên cứu có thể dài đến 50 – 100 trang, nhưng thời gian cho bạn nói chỉ có từ 10 đến 15 phút, tức khoảng từ 5 đến 7 trang giấy. Hãy lựa chọn các thông tin chính nhất để nói.
Nhấn mạnh
Tập trung nhấn mạnh vào những luận điểm quan trọng xung quanh của chủ đề. Chắc chắn rằng bạn không bao giờ muốn những điều bạn nói ra sẽ gây những rắc rối do truyền đạt hay thiếu sự nhấn trọng tâm.
Hãy để cho người nghe nhớ rõ được chủ đề đang nói của bạn và cách tốt nhất để họ ghi nhớ được chủ đề là nhấn mạnh và nhắc lại.

Đọc thêm: Luyện tập những kỹ năng làm việc nhóm nâng cao hiệu suất làm việc
Thả lỏng cơ thể
Trước mỗi buổi thuyết trình cơ thể bạn thường trở nên cứng nhắc và khó điều chỉnh? Hay bạn rất muốn tạo thiện cảm với khán giả nhưng mỗi khi thuyết trình bạn lại toàn cúi gằm mặt xuống và không dám quay đầu về phía họ.
Đừng để cho người xem hình dung bạn như một con robot với những cử chỉ cứng nhắc đang đứng ở bên trên. Hãy điều chỉnh lại cảm xúc của mình, hít thở thật sâu và để cho cơ thể được thả lỏng. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống một tách trà giúp điều chỉnh lại tâm trạng của mình.
Kiểm tra trước khi trình bày
Hãy tạo một thói quen giúp bạn an tâm hơn khi trình bày, cụ thể là đi xung quanh phòng để kiểm tra tầm nhìn, kiểm tra mức micro cũng như chạy thử bài thuyết trình để đảm bảo nó sẵn sàng hoạt động…
Làm những điều này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong sự quen thuộc và tăng thêm sự tự tin.
Kiểm soát nét mặt
Nhiều người cho rằng, nội dung bài phát biểu mới là quan trọng; nhưng nét mặt của bạn cũng góp phần gây thu hút cho người nghe không kém.
Nếu bạn trình bày một vấn đề hài hước mà gương mặt bạn mang vẻ buồn bã, hoặc bạn mời gọi khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty với nét mặt nghiêm trọng thì bạn khó mà đạt được mục đích đã đề ra.
Luyện ngữ điệu
Bạn đã từng trải qua tình huống: Cùng một câu chuyện hài, bạn của bạn kể đến đâu thì mọi người cười theo đến đó; tới lượt bạn kể thì kết thúc rồi mọi người vẫn thờ ơ? Sở dĩ có sự khác biệt đó là vì bạn chưa điều chỉnh được ngữ điệu của mình khi nói.
Vấn đề cần tránh của kỹ năng thuyết trình
-
Ăn mặc luộm thuộm không đúng chủ đề
-
Luôn cử động lắc lư, rung chân
-
Thuyết trình như đọc từ văn bản mẫu viết sẵn
-
Không chịu tiếp xúc ánh mắt với người nghe
-
Đứng yên giống như pho tượng
-
Lạm dụng quá nhiều vào slide trình chiếu
-
Nói dông dài không đúng trọng tâm
-
Không tạo được không khí sôi nổi phấn khích
-
Kết thúc bài phát biểu một cách sơ sài nhạt nhẽo
Lời kết
Trên đây là những kiến thức rất cơ bản về kỹ năng thuyết trình để các bạn tự kiểm tra xem mình có thiếu kỹ năng này không?
Ngoài ra các bạn hãy trau dồi thêm các kỹ năng như: giọng nói; ngôn ngữ cơ thể; kỹ năng thuyết phục; kỹ năng giao tiếp… Các bạn hãy để lại những khó khăn mà đang gặp phải trong thuyết trình tại ô bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.