Mô hình kinh doanh dược phẩm đang được rất nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn đầu tư vì lợi nhuận cao và mức độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về mô hình kinh doanh này. Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mô hình kinh doanh dược phẩm là gì?
Trong thời buổi công nghệ đang phát triển và bùng nổ mạnh mẽ, hầu như tất cả các lĩnh vực đều biến đổi số hóa và ngành y dược cũng không là ngoại lệ. Người ta không chỉ mua thuốc tại các cửa hàng thuốc, bệnh viên mà còn có thể đặt ship online ở bất cứ thời gian nào.
Mô hình kinh doanh dược phẩm là hình thức bán thuốc và các mặt hàng y tế nói chung thông qua website bởi cá nhân hoặc các tổ chức doanh nghiệp. Để kinh doanh lĩnh vực này, doanh nghiệp cần có giấy phép theo quy chuẩn của Bộ Y tế và một số điều kiện đặc thù.
Mô hình kinh doanh dược phẩm online đang là xu thế hiện nay
Tuy nhiên, nếu đạt được những quy chuẩn này, doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ với lợi nhuận cao. Theo dự báo từ nhiều nghiên cứu, mô hình kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam có thể đạt đến mức 16,1 tỷ đô vào năm 2026.
Những lưu ý khi mở mô hình kinh doanh dược phẩm
Với bất cứ một mô hình kinh doanh nào, lợi nhuận càng cao thì càng có nhiều rủi ro và mức độ cạnh tranh cao. Để có nhiều ưu thế hơn trong ngành này, doanh nghiệp cần chú ý những điều sau:
Hiểu rõ sản phẩm: Dù kinh doanh bất cứ sản phẩm gì thì mọi người cũng cần hiểu rõ mặt hàng muốn bán. Mô hình kinh doanh dược phẩm có khác biệt rất lớn so với những mặt hàng khác và bao gồm 8 hạng mục như: thực phẩm chức năng, chăm sóc cá nhân, chăm sóc phụ nữ, sắc đẹp, sức khỏe, mẹ bé, giới tính và tủ thuốc gia đình.
Tìm hiểu đặc thù của ngành: Một điều kiện quan trọng khi doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng liên quan đến y tế đó là cần tìm hiểu các loại thuốc và bệnh lý phổ biến. Để hiểu sâu về vấn đề này, doanh nghiệp cần có nhân viên học y đóng vai trò tư vấn, kiểm soát đơn thuốc chặt chẽ.
Có giấy phép kinh doanh của bộ Y tế: Như đã nói ở trên, để kinh doanh dược phẩm và các mặt hàng y tế, doanh nghiệp cần có đủ giấy tờ như giấy phép đăng kí kinh doanh và các giấy xác nhận theo quy định của nhà nước.
Có kênh phân phối rộng: Doanh nghiệp cần có nguồn ra bao gồm cả khách lẻ và khách buôn. Muốn vậy mọi người cần xây dựng độ uy tín và quảng bá thương hiệu rộng rãi đến khách hàng.
Bí quyết thành công với mô hình kinh doanh dược phẩm
Để đạt được lợi nhuận và thành công như ý muốn, doanh nghiệp hãy nắm chắc những bí quyết mà PharMarketing bật mí ngay dưới đây:
Chọn địa điểm kinh doanh đắc địa: Vị trí sẽ chiếm phần trăm lớn trong sự thành công của doanh nghiệp. Hãy chọn những nơi có đông dân cư để tạo ra tệp khách hàng quen thuộc rộng lớn nhất. Đối với diện tích gian hàng không cần quá rộng rãi nhưng nên rộng rãi và tạo thiện cảm với người mua.
Tủ thuốc là trang bị quan trọng: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng, doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều, thậm chí là hàng nghìn đầu thuốc các loại. Khâu quản lý và sắp xếp cũng quan trọng để có thể dễ dàng lấy cho khách hàng trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Đội ngũ dược sĩ có kiến thức về kinh doanh: Để mở một nhà thuốc thì dược sĩ đóng vai trò quan trọng, tạo nên độ uy tín đối với khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng cần có kiến thức kinh doanh để giải quyết những vấn đề khúc mắc của khách hàng.
Nguồn hàng chất lượng: Việc tìm được nguồn hàng uy tín không phải dễ nhưng nếu thực hiện được sẽ giúp doanh nghiệp có lợi nhuận tốt và kinh doanh lâu bền.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích về mô hình kinh doanh dược phẩm. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp mọi người sớm đạt thành tựu trong tương lai!
Nguồn tham khảo: https://pharmarketing.vn
Discussion about this post